Anh em có bao giờ ngồi thẫn thờ nghĩ, mỗi lần chọn rẽ trái thay vì rẽ phải, mấy cái “nếu như” kia chạy đi đâu không? Và rồi phát hiện ra thứ gọi là thuyết đa vũ trụ nghe bảo mỗi lựa chọn ta không chọn, vũ trụ tạo ra nơi có thể mình đang thong dong trên du thuyền, giàu có, hoặc sống ngầu hơn cả phim hành động! Ban đầu tưởng chỉ là ý tưởng trong mấy bộ phim, ai ngờ đám vật lý lượng tử cũng xắn tay vào nghiên cứu. Có thật không ta? Hôm nay, DR.DOM rủ anh em cùng “lang thang” qua vũ trụ, từ mấy hành tinh xa xôi đến phương trình Drake, xem thử mình có cô đơn giữa dải ngân hà này không nhé.
Thuyết đa vũ trụ là gì?
Có lần nào anh em đứng giữa ngã ba đường, tự hỏi: “Nếu chọn khác đi, giờ mình sẽ ra sao?” DR.DOM cũng từng như vậy, và chính cái tò mò ấy kéo tui tìm hiểu thuyết đa vũ trụ. Nó không phải chiêu trò từ phim ảnh đâu, mà là ý tưởng vật lý thật, bảo rằng mỗi quyết định – hay cả những gì ta lỡ bỏ qua – đều sinh ra một vũ trụ song song, nơi mấy cái “nếu như” kia vẫn tiếp diễn.

Tưởng tượng như cầm cây bút vẽ lên mặt hồ rẽ trái, một dòng thời gian mở ra; đứng yên, một thực tại khác lặng lẽ trôi. Mỗi phiên bản “của bạn” trong mấy vũ trụ kia đang sống tiếp những gì mình chưa dám chọn. Ý tưởng này xuất phát từ ông Hugh Everett từ những năm 1950, dựa trên nguyên lý siêu vị – kiểu một hạt có thể ở nhiều trạng thái cùng lúc cho đến khi bị “nhìn thấy”. Khi ta chọn một đường, mấy khả năng còn lại không mất đâu, mà lặng lẽ chuyển sang vũ trụ khác. Vũ trụ giống như một cái cây với vô số nhánh – mỗi nhánh đều có ý nghĩa, chỉ là ta chưa bước qua thôi.
Giờ thì thuyết này được mở rộng qua lý thuyết dây hay vũ trụ lạm phát, và cả phim ảnh nữa. DR.DOM nghĩ: anh em đang đọc bài này ở một chiều không gian, nhưng biết đâu ở đâu đó, anh em là người viết, còn tui đang ngồi kể chuyện vũ trụ trên một sân khấu lớn!
Có bao nhiêu vũ trụ ngoài kia?

DR.DOM không đếm được đâu, thiệt! Nhưng các nhà khoa học thì đưa ra kha khá giả thuyết để cố gắng “gỡ rối” cho khái niệm có bao nhiêu vũ trụ. Tạm chia thành ba trường phái chính:
Thuyết đa vũ trụ lượng tử (Many-Worlds Interpretation)
Mỗi khi một sự kiện lượng tử xảy ra – ví dụ: anh em lật đồng xu – thì vũ trụ sẽ tách ra làm hai: một vũ trụ nơi đồng xu ngửa, và một vũ trụ nơi đồng xu sấp. Đó là lý do vì sao tui hay bảo: mỗi lần anh em chọn mì gói thay vì cơm, có khi ở đâu đó có một “anh em khác” đang ăn bún riêu hoặc đang theo chế độ eat-clean cực gắt.
Đa vũ trụ vũ trụ học (Cosmic Inflation)
Sau vụ nổ Big Bang, không gian giãn nở cực nhanh, như bắp rang trong lò vi sóng. Trong quá trình đó, từng “cục bắp” (tức từng bong bóng không gian) sẽ thành một vũ trụ riêng – với định luật vật lý, hằng số và thời gian khác biệt. Kiểu như vũ trụ ta đang sống chỉ là một phòng trọ trong khu chung cư vô tận.
Đa vũ trụ toán học (Mathematical Multiverse)
Cái này hơi “căng não” tí: nếu mọi cấu trúc toán học đều có thể tồn tại như một thực tại, thì tất cả những gì có thể mô tả bằng toán học – đều là một vũ trụ. Có thể có một vũ trụ nơi 1 + 1 = 3 mà không ai phản đối!
Tưởng tượng anh em đang đứng giữa ngã ba đường. Rẽ trái, một vũ trụ mở ra. Đi thẳng, vũ trụ thứ hai hình thành. Và nếu anh em… quay đầu xe vì quên mang khẩu trang xin chúc mừng, mình vừa “spawn” thêm một vũ trụ thứ ba!
Marvel và cú bẻ vũ trụ khiến thuyết đa vũ trụ hot như “đám giỗ bên cồn”
Nói đến đa vũ trụ mà quên Marvel thì hơi thiếu sót. Studio này biến cái khái niệm khô khan thành hiện tượng, làm cả thế giới “hoa mắt” vì timeline rối như mớ chỉ!
Bắt đầu với Doctor Strange in the Multiverse of Madness, Marvel chính thức “đạp tung” cánh cổng đa vũ trụ. Trong đó, mỗi phiên bản Doctor Strange sống ở một thực tại khác nhau: có ông nghiêm túc, có ông thành zombie, có ông… emo chơi piano như đi thi Rap Việt.
Hay như Spider-Man: No Way Home, ba phiên bản Người Nhện từ ba vũ trụ khác nhau cùng tụ về một nơi thứ mà trước đây chỉ có trong fanfic, nay thành sự thật. Đó là lúc khán giả lần đầu “ngộ” ra: à, đa vũ trụ không phải là trò viễn tưởng, mà là bối cảnh mới cho những câu chuyện đã cũ.
Còn Loki một trong những series tiên phong khai phá đa vũ trụ lại là cú chốt cực khét. Tập cuối mùa 1 hé lộ rằng vũ trụ không chỉ có một dòng thời gian, mà có cả đống nhánh rẽ và mỗi nhánh dẫn tới một thực tại khác nhau. Thậm chí còn có… cá sấu Loki.
Marvel đã tận dụng khái niệm có bao nhiêu vũ trụ để xây dựng những kịch bản khó lường, nơi bất kỳ nhân vật nào cũng có thể trở lại, dù đã chết, giải nghệ, hay… đang ở vũ trụ khác cày TikTok.
Chốt lại, DR.DOM công nhận một điều: không cần là nhà vật lý, chỉ cần xem phim Marvel, anh em cũng sẽ có cái nhìn cơ bản – mà lại vui – về thuyết đa vũ trụ.
Gặp chính mình ở vũ trụ khác?
Nếu thuyết đa vũ trụ tồn tại, thì điều gì ngăn ta gặp chính mình – nhưng ở dạng khác? Khoa học gọi đó là “bản sao liên vũ trụ” – một phiên bản của chính bạn trong vũ trụ khác. Trong bối cảnh này, thuyết thế giới gương giả định cũng là một nhánh thú vị, cho rằng mỗi vũ trụ là một phiên bản phản chiếu của vũ trụ khác, với những biến thể nhỏ nhưng quan trọng. Không đùa đâu, DR.DOM từng mơ thấy mình ở một vũ trụ… làm đầu bếp cho Thor, chuyên nấu bún chả Asgard.

Mỗi bản sao có thể là bạn – nhưng trong hoàn cảnh khác: giàu hơn, xui hơn, trầm tính hơn, thậm chí là ác nhân. Những lựa chọn khác nhau tạo nên hành trình khác nhau. Và giả sử một ngày, công nghệ cho phép du hành vũ trụ, bạn sẽ dám gặp lại chính mình chứ? Thế giới lượng tử với những hiện tượng kỳ lạ như sự chồng chập và vướng víu lượng tử, cũng góp phần làm phong phú thêm các giả thuyết về thuyết đa vũ trụ.
Kết luận
Thuyết đa vũ trụ không dành riêng cho phim Marvel hay mấy tay khoa học đầu bù tóc rối đâu nha! DR.DOM thấy nó như một lời nhắc nhẹ: mỗi ngày sống là một dòng đời độc nhất. Không cần cánh cửa không gian, cũng chẳng cần công nghệ xuyên vũ trụ, chỉ cần anh em chọn điều làm mình vui, sống thật với chính mình – thì ở vũ trụ này, mình đã là phiên bản tuyệt nhất rồi. Thế là đủ, đúng không?